Chùa Tam Chúc – ngôi chùa được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi ( Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tình ). Dù được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo; Thiên cúa giáo, Hồi giáo thi công những vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa cổ Việt Nam.
Chùa Tam Chúc hợp với chùa Bái Đính – Ninh Bình và chùa Hương tạo nên tam giác “trục du lịch tâm linh” lớn nhất nước, thuận lợi về mặt địa lý giao thông đi lại, tiềm năng trong phát triển du lịch. Một trục đường kết nối thằng 3 điểm sẽ được xây dựng khi đó khoảng cách từ chùa Hương đến chùa Tam Chúc chỉ khoảng 20km.
Tương truyền rằng Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”.
Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng như ánh hào quang. Người người thấy ánh hào quang đó kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao. Trong 7 ngôi sao có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao còn sót lại. Vì thế ngôi chùa “Thất Tinh” sau này được đổi tên thành chùa “Ba Sao” ( Chùa Tam Chúc ngày nay).
Nhà khách Thủy Đình – Chùa Tam Chúc
Đây sẽ là nơi đầu tiên bạn gặp khi đặt chân đến chùa Tam Chúc. Ghé địa điểm này checkin và mua vé lên thuyền và tham quan nội thất và tranh ảnh về chùa.
Cổng Tam quan
Cổng Tam Quan – Chùa Tam Chúc được xây dựng rất lớn. Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Xe ôm thì không được chạy vào khu vực này đâu; nhưng khi đến đây thì mình vẫn thấy có; chắc là các chú ấy cũng chạy chui thôi. Điều này thì cũng thuận tiện cho các du khách vào đợt lễ tết; vì tình trạng du khách đến tham quan quá đông; xe điện và thuyền hoạt động liên tục và có tình trạng quá tải.
Hai bên cổng Tam quan là 2 con đường lớn để bạn đi bộ lên các chính điện lớn của chùa. Điểm này thì khá là giống với chùa Bái Đính – Ninh Bình.
Từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình; Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phụ dựng lại với quy mô không hề kém. Mội cột nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy; đỉnh cột là hình nụ sen.
Tam điện nguy nga và rộng lớn
Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là; Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia.
Những phiến đá sau khi lấy ra từ miệng núi lửa cũng được tạc tại Indonesia; sau đó chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành bức tường. Nếu quan sát bằng mắt thường thì chúng ta có thể nhìn rõ những dấu tích của nham thạch để lại.
Điện Quan Âm – chùa Tam Chúc
Tại Điện Quan Âm – chùa Tam Chúc thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Đây là chính điện đầu tiên bạn gặp khi vừa đi qua cổng tam quan.
Điện Pháp Chủ
Tại Điện Pháp Chủ – chùa Tam Chúc bạn sẽ được mãn nhãn với pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á ( Nặng 200 tấn ). Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.
Điện Tam Thế – chùa Tam Chúc
Cuối cùng là Điện Tam Thế – chùa Tam Chúc. Bạn sẽ chiêm ngưỡng ba pho tượng phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện. Ba pho Tam Thế là tượng chưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ đề.
Cuối cùng là Điện Tam Thế – chùa Tam Chúc. Bạn sẽ chiêm ngưỡng ba pho tượng phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện. Ba pho Tam Thế là tượng chưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ đề.
Đình Tam Chúc
Ngôi đình thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Một ngôi đình nằm giữa hồ nước rộng lớn, lưu giữ những dấu tích cổ từ thời vua Đinh.
Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên, đây cũng là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta. Dưới dáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.
Trên đây là những chia sẻ của Thienphuoctravel về địa điểm du lịch chùa tam Chúc. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho chuyến đi sắp tới của bạn! Để lại những góp ý của bạn dưới phần bình luận nhé!